Những bản trường ca hoành tráng của các anh hùng hiệp khách, những cuộc đấu tranh khốc liệt của các anh hùng hào kiệt, những triết lí sâu sắc về đạo nghĩa vua – tôi luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả đam mê truyện kiếm hiệp.
Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong những bộ tiểu thuyết để lại ảnh hưởng sâu rộng nhất thời xưa, bởi nó hàm chứa những chiến lược dùng người, dùng quân, dùng mưu và triết lí sống vô cùng sâu sắc. truyen tam quoc dien nghia là một sự lựa chọn hấp dẫn lẫn thú vị cho độc giả.
Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện Tam Quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú thêm. Từ đầu thời Nguyên, các truyen tam quoc dien nghia đã được thu thập thành một cốt truyện hoàn chỉnh có đầu có cuối, gọi là Tam Quốc Chí Bình Thoại.
Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nhà tiểu thuyết La Quán Trung đã viết bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa chính là đã dựa trên cơ sở sáng tác tập thể rất hùng hậu đó của nhân dân quần chúng. Dĩ nhiên trong khi viết ông có tham khảo những bản ghi chép của các nhà viết sử và các nhà văn khác (Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Tam Quốc Chí Chú của Bùi Tùng Chi), nhưng quan trọng hơn là phần thể nghiệm cuộc sống phong phú của bản thân ông và tài năng văn học kiệt xuất của ông đã để lại một tác phẩm ấn tượng trong lòng độc giả.
Tam Quốc là thời đại sinh ra vô số nhân tài. Ở đó có anh hùng hào kiệt, có trí sĩ mưu thần, có những trung thần bỏ mình cứu chúa, có những mãnh tướng sức địch muôn người, có những cao nhân thấu hiểu thời thế. Họ cùng nhau dựng nên một thiên tình sử thi hào hùng, bất hủ.
Tam quốc Diễn Nghĩa lấy bối cảnh vào những năm cuối triều đại nhà Hán, sự suy yếu của của triều đình làm cho xã hội Trung Hoa rơi vào cảnh náo loạn. Nhà Hán kể từ vua Cao Tổ là Lưu Bang trảm xà khởi nghĩa thống nhất được thiên hạ, giữ lấy ngai vàng cho đến khi vua Quang Vũ là Lưu Tú quật khởi, giết loạn thần là Vương Mãng, phục hưng cho nhà Hậu Hán, rồi truyền đến đời vua Hiến Ðế thì bị chia làm ba nước. Cái nguyên do rối loạn sau này là do hai ông vua Hoàn Ðế và Linh Ðế.
Chính sự mê muội, ngu dốt của hai ông vua này đã dẫn đến việc đất nước suy vong. Vua Hoàn Ðế giam cầm các bề tôi trung trực, lại tin dùng bọn hoạn quan, làm cho thế nước bị suy vi. Khi vua Hoàn Ðế băng hà, vua Linh Ðế lên nối ngôi, có quan Ðại Tướng Quân Ðậu Vũ và quan Thái Phó Trần Phồn cùng giúp việc trị nước. Hai vị tôi thần nầy vốn một lòng trung nghĩa, nhưng bên cạnh lại có bè lũ hoạn quan Tào Tiết chuyên quyền làm bậy. Ðậu Vũ và Trần Phồn lập mưu tru diệt bọn này để trừ tai họa cho nước, chẳng may cơ mưu bị bại lộ, hai vị tôi thần này đều bị chúng hãm hại. Từ đó, bọn hoạn quan càng lộng quyền, chúng liên kết với loạn thần tác yêu, tác quái. Mọi chuyện này không nên đánh vào kẻ đứng đầu hay sao? Nhà vua gây họa, suốt ngày chỉ đắm chìm trong tửu sắc, vốn đã quên mất đến chuyện chính sự, cái gì cũng không màng. Đứng trước tình thế này, nội bộ càng thêm lục đục, khó khăn chồng chất khó khăn, sớm đã nhanh chóng trở thành họa lớn.
Cuộc sống người dân ngày càng rơi vào cảnh lầm than, cực khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi. Và nổi lên trong đó là loạn đảng Khăn Vàng của anh em nhà Trương Giác với mấy vạn đồ đệ theo hầu. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân rơi vào bước đường cùng quả thật khiến người ta nhìn vào không hề ngớt xót xa, đau đớn. Cảnh tượng ấy đã làm lay động tâm trí, nghĩa khí của vô số các anh hùng nghĩa hiệp trên khắp cả nước. Loạn thế xuất anh hùng, nhiều hào kiệt bắt đầu lộ diện giúp nước nhà như ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trường Phi, quan Thừa ở Hạ Phi tên Tôn Kiên, Quan Kỵ đô uý Tào Tháo. Được sự giúp sức, cuối cùng triều đình cũng đánh tan được loạn đảng. Cứ ngỡ chừng, sóng yên biển lặng, bọn gian thần, loạn đảng không còn thì cuộc sống của người dân sẽ trở về bình yên. Thế nhưng, nhà vua vẫn ngựa quen đường cũ, bọn hoạn quan vẫn lộng hành. Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác nhân cơ hội này đã phế truất vua cũ, lập vua mới rồi tự phong cho mình làm tướng quốc nắm hết quyền hành.
Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến các quan vô cùng phẫn nộ. Thứ sử các châu, quận dẫn đầu là Kỳ Hương Hầu Viên Thiệu là hội quân tiến đánh nhưng do nội bộ bất hoà nên quân đội cũng tan rã. Kể từ thời điểm này các cuộc chiến tranh giành đất đai, quyền lực xảy ra liên miên không dứt giữa các lãnh chúa ở các châu quận, sau này dần dần hình thành nên thế Tam Quốc với Lưu Bị ở đất Thục, Tào Tháo nhà Ngụy và Tôn Quyền nhà Ngô. Cuộc chiến giữa 3 thế lực kéo dài gần một thế kỉ gây nên bao nhiêu tổn thất cho bá tánh đương thời nhưng đó cũng là những bản anh hùng ca về sự dũng cảm, mưu lược, tấm lòng nhân ái trung nghĩa của anh hùng Tam Quốc. Đó là những con người mà hậu thế chúng ta khi nhìn lại vẫn phải thấy cảm kích, nể phục.
La Quán Trung đã đem những phần phong phú trong truyện Tam Quốc mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, nâng cao lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng. So với bản truyện kể của đời nhà Nguyên, La Quán Trung đã tước bớt một số phần mê tín, nhân quả báo ứng và những tình tiết “quá ư hoang đường”. Ông viết thêm, làm nội dung cuốn truyện phong phú thêm rất nhiều, tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn. Nâng cao ngôn ngữ đến mức nghệ thuật, tăng cường thêm sức hấp dẫn của nghệ thuật. Đặc biệt, La Quán Trung đã làm nổi bật lên một cách rõ ràng và mãnh liệt nhân dân tính và xu hướng tính văn học là yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo, hướng về nước Thục chống lại nước Ngụy trong toàn cuốn sách. Điểm khác biệt trong tác phẩm của ông chính là nét riêng biệt đặc sắc, không pha lẫn với một tác giả nào khác và đem lại sự thành công cho tác phẩm.
Độc giả có thể đọc toàn bộ nội dung câu chuyện tại đây: https://truyenfull.com/tam-quoc-dien-nghia.15582/
Review bởi Kim Tuyến.